Có thể có sự khác biệt trong thời gian phát bệnh cũng như xuất hiện các triệu chứng ở những người bị HIV. Việc phát hiện các triệu chứng và xét nghiệm sớm sẽ giúp người bệnh được điều trị kịp thời. Vậy quan hệ với người nhiễm HIV bao lâu thì bị?
Theo khuyến cáo của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), tất cả mọi người trong độ tuổi từ 13 đến 64 đều nên xét nghiệm HIV ít nhất một lần như là một phần của việc chăm sóc sức khỏe định kỳ, bởi có khoảng 1 trong 7 người Hoa Kỳ bị nhiễm HIV mà họ không biết rằng họ đã mắc phải căn bệnh này.
Với những người có nguy cơ cao hơn nên kiểm tra thường xuyên hơn. Nếu bạn có kết quả xét nghiệm HIV âm tính trong lần cuối cùng hoặc xét nghiệm đã được thực hiện hơn một năm trước, và thuộc một trong số những người có đặc điểm dưới đây thì bạn nên đi xét nghiệm HIV càng sớm càng tốt:
- Người có quan hệ đồng tính nam.
- Đã có quan hệ tình dục qua đường hậu môn hoặc âm đạo với một người dương tính với HIV.
- Đã quan hệ với nhiều người kể từ lần xét nghiệm HIV cuối cùng.
- Sử dụng chung bơm kim tiêm hoặc vật dụng khác như nước hoặc bông y tế với người khác.
- Đã từng bán dâm.
- Đã từng được chẩn đoán/điều trị một bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.
- Đã được chẩn đoán/điều trị lao hoặc viêm gan.
- Đã có quan hệ tình dục với một ai đó có ít nhất một trong các đặc điểm kể trên.
- Ngoài ra phụ nữ có thai cũng cần xét nghiệm HIV để có thể bảo vệ cả mẹ và con khỏi bị nhiễm HIV.
Không có xét nghiệm HIV nào có thể phát hiện được HIV ngay sau khi bị phơi nhiễm. Chính vì vậy, nếu bạn nghĩ rằng mình đã bị phơi nhiễm HIV trong vòng 72 giờ qua, hãy trao đổi với các bác sĩ để điều trị dự phòng sau phơi nhiễm ngay lập tức.
Khoảng thời gian kể từ khi một người có thể bị phơi nhiễm HIV cho đến khi xét nghiệm có thể phát hiện chắc chắn có bị nhiễm HIV hay không được gọi là giai đoạn “cửa sổ”. Thời gian của giai đoạn này thay đổi tùy theo từng người và tùy thuộc vào loại xét nghiệm được sử dụng để phát hiện HIV.
=> Một số loại xét nghiệm thường dùng để phát hiện HIV:
- Xét nghiệm axit nucleic (NAT): thường có thể phát hiện nhiễm HIV trong vòng từ 10 - 33 ngày kể từ khi tiếp xúc với HIV.
- Xét nghiệm kháng nguyên - kháng thể thực hiện bằng máu tĩnh mạch có thể phát hiện nhiễm HIV từ 18 - 45 ngày sau khi tiếp xúc với HIV.
- Xét nghiệm kháng nguyên - kháng thể được thực hiện bằng máu từ ngón tay có thể phải mất nhiều thời gian hơn để phát hiện HIV, thường từ 18 - 90 ngày sau khi tiếp xúc với HIV.
Trong trường hợp cần làm xét nghiệm để khẳng định chắc chắn không bị nhiễm HIV thì xét nghiệm kháng nguyên - kháng thể bằng máu tĩnh mạch sẽ được ưu tiên lựa chọn.
Xét nghiệm kháng thể thường mất từ 23 - 90 ngày để phát hiện nhiễm HIV một cách đáng tin cậy. Hầu hết các loại xét nghiệm nhanh và các loại xét nghiệm làm tại nhà đều là xét nghiệm kháng thể. Nói chung, các loại xét nghiệm kháng thể sử dụng máu tĩnh mạch có thể phát hiện HIV sớm hơn kể từ khi bị nhiễm bệnh so với các xét nghiệm bằng máu từ ngón tay hoặc bằng dung dịch uống.
Bạn cần trao đổi với bác sĩ về tình hình sức khỏe của bạn và khoảng thời gian cửa sổ cho việc kiểm tra. Nếu bạn làm xét nghiệm HIV sau khi phơi nhiễm HIV tiềm ẩn và kết quả là âm tính, bạn cần kiểm tra lại sau khoảng thời gian cho phép thử, để biết chắc chắn bạn có bị nhiễm HIV hay không theo lịch sau:
- Nếu bạn sử dụng xét nghiệm kháng nguyên - kháng thể bằng máu tĩnh mạch, bạn nên làm xét nghiệm lại 45 ngày sau lần tiếp xúc gần nhất.
- Nếu bạn làm các xét nghiệm khác, bạn nên kiểm tra lại ít nhất là 90 ngày sau lần phơi nhiễm gần nhất.
Như vậy, không nên làm xét nghiệm HIV ngay sau khi tiếp xúc với HIV. Thời gian nên thực hiện xét nghiệm HIV sau bao lâu kể từ khi tiếp xúc với HIV tùy thuộc vào từng bệnh nhân và loại xét nghiệm được sử dụng. Chính vì vậy bạn cần trao đổi kỹ với bác sĩ chuyên khoa trước khi tiến hành làm xét nghiệm.
Sau khi tiếp xúc với người nhiễm HIV, nhiều người không khỏi lo lắng rằng bao lâu thì bị bệnh, triệu chứng sau khi quan hệ với người nhiễm HIV như thế nào?
Sau khi quan hệ không an toàn với người nhiễm HIV thì khoảng từ 2 - 6 tuần người bệnh thường xuất hiện những biểu hiện sớm của bệnh. Tuy nhiên, tùy thuộc vào cơ địa cũng như miễn dịch của từng cá thể mà thời gian ủ bệnh có thể dài hay ngắn. Các dấu hiệu nhiễm HIV ban đầu khá giống với bệnh cảm cúm thông thường nên rất dễ bị nhầm lẫn.
Tỷ lệ nhiễm HIV khi quan hệ với người nhiễm HIV là rất cao. Sự lây nhiễm HIV được thể hiện qua 3 giai đoạn với các triệu chứng khác nhau. Cụ thể là:
Đây là giai đoạn đầu tiên của HIV hay còn gọi là giai đoạn cửa sổ, thường xảy ra sau khi người bệnh tiếp xúc hoặc bị lây nhiễm với virus HIV khoảng từ 2 đến 6 tuần.
Các triệu chứng ban đầu sau khi nhiễm HIV giống như bệnh cúm (sốt, đau cơ, đau khớp, phát ban, nổi hạch cổ bẹn hay nách...)
Các triệu chứng của HIV có thể nhẹ, người bệnh không chú ý, tuy nhiên trong thời gian này virus gây bệnh đang sinh sôi và lây lan khắp cơ thể.
Khả năng lây truyền HIV cho người khác trong thời gian này là cao nhất vì số lượng virus có trong máu rất cao.
Giai đoạn này có thể kéo dài trong nhiều năm mà không có triệu chứng gì.
Có thể có những triệu chứng hạn chế liên quan đến nhiễm HIV trong giai đoạn này. Tuy nhiên phần đa người bệnh có thể không có những triệu chứng trong nhiều năm.
Trong giai đoạn này virus gây bệnh HIV có trong cơ thể nhưng không tấn công hệ miễn dịch của người bệnh, việc điều trị bệnh trong giai đoạn này rất quan trọng.
Nhiều người bệnh vẫn có thể lây truyền virus HIV trong giai đoạn này.
Trong nhiều năm sau khi bị lây nhiễm HIV, người bệnh phải đối diện với giai đoạn này.
Một người bị AIDS khi phản ứng miễn dịch rất yếu và mất đi khả năng kháng nhiễm. Do virus gây bệnh tấn công trực tiếp vào hệ thống miễn dịch đặc hiệu của cơ thể, từ đó gây ra tình trạng suy giảm miễn dịch.
Các triệu chứng của bệnh trông giai đoạn này rất khác nhau, chủ yếu là biểu hiện của các căn bệnh nhiễm trùng cơ hội... Thời gian từ lúc xác định giai đoạn cuối của bệnh đến lúc tử vong thường không quá 2 năm, trung bình là khoảng 18 tháng. Riêng đối với trẻ em, thời gian này ngắn hơn, thường từ 10-12 tháng.
Những đối tượng nên làm xét nghiệm HIV có thể kể đến như:
- Người có tiêm chích ma túy, sử dụng chung bơm kim tiêm với người khác.
- Người có quan hệ tình dục qua đường âm đạo, đường hậu môn hay dùng miệng mà không sử dụng bao cao su với người không phải là vợ/chồng của mình
- Người có quan hệ tình dục không an toàn với người tiêm chích ma túy hoặc với những người có hành vi quan hệ tình dục với nhiều người khác.
- Là bạn tình hoặc là người chăm sóc, người sống chung với người nhiễm HIV.
- Những người có mẹ bị nhiễm HIV.
Trên đây là những thông tin chia sẻ về vấn đề quan hệ với người nhiễm HIV bao lâu thì bị. Nếu còn điều gì chưa rõ, hãy gọi ngay đến Hotline 0251.381.9288 hoặc nhấp vào khung tư vấn để được tư vấn nhanh chóng.