Tiểu ra máu nhưng không đau vẫn là dấu hiệu cảnh báo tình trạng sức khỏe có vấn đề vì vậy người bệnh không nên chủ quan cần mau chóng thăm khám chẩn đoán chính xác đi tiểu ra máu không đau là bệnh gì để định hướng điều trị hiệu quả. Theo bác sĩ chuyên khoa Phòng Khám Đa Khoa Hồng Phúc Biên Hòa, tiểu ra máu nhưng không đau là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý đường tiết niệu, nghiêm trọng hơn là biến chứng thành ung thư.
Theo góc độ y học, nước tiểu sẽ phản ánh một phần thực trạng về cơ thể. Là một phần của hệ tiết niệu, nếu màu sắc của nước tiểu thay đổi hay có dấu hiệu bất thường thì chứng tỏ sức khoẻ của người bệnh cũng đang bị đe dọa bởi một bệnh lý nào đó.
Tiểu ra máu được định nghĩa là trong nước tiểu có một số hồng cầu bất thường. Tiểu ra máu đại thể khi thấy màu đỏ bằng mắt thường.
Tiểu ra máu được chia thành 2 loại :
☑️ Tiểu máu vi thể: Là trường hợp nước tiểu có màu bình thường không thấy lẫn máu. Tuy nhiên khi kiểm tra bằng cách xét nghiệm thì số lượng hồng cầu trong nước tiểu có tới >10.000 hồng cầu/ml. Bởi vì khó có thể nhận biết được bằng mắt thường nên đa phần bệnh nhân phát hiện ra bị tiểu máu vi thể khi đi khám sức khỏe định kỳ có làm xét nghiệm nước tiểu.
☑️ Tiểu máu đại thể: Trái với vi thể, khi đi tiểu phát hiện thấy có màu đỏ của máu bằng mắt thường thì đó gọi là tiểu máu đại thể. Tuỳ theo mức độ của bệnh, nếu nhẹ máu trong nước tiểu sẽ có màu nhạt, còn nặng thì máu sẽ đỏ sẫm, thậm chí còn có cả máu cục. Đôi khi nước tiểu lẫn máu lại có màu nâu sẫm hoặc lắng cặn.
Nhiều người thấy hiện tượng đi tiểu ra máu nhưng không thấy đau đớn gì khá chu quan. Các chuyên gia cho biết, đi tiểu ra máu nhưng không đau vẫn là dấu hiệu nghiêm trọng cần được phát hiện sớm và điều trị hiệu quả. Cụ thể như:
☑️ Sỏi thận là nguyên nhân hay gặp nhất, gặp ở hầu hết bệnh nhân. Nếu do sỏi kèm theo các dấu hiệu khác như: Có tiền sử sỏi thận, đau vùng thắt lưng, thường xuất hiện tiểu ra máu sau một lao động nặng, gắng sức.
☑️ Lao thận: Hay gặp là tiểu ra máu vi thể, có thể có tổn thương bàng quang gây tiểu máu kèm theo, xuất hiện các triệu chứng kèm theo như tiểu rắt, tiểu nhiều về đêm, tiểu ra nước tiểu đục có mủ. Trường hợp này để phát hiện cần tìm trực khuẩn Lao trong nước tiểu.
☑️ Viêm cầu thận cấp: Thường gặp tiểu ra máu vi thể, trước khi xuất hiện tình trạng viêm cầu thận thì trước đó có dấu hiệu nhiễm khuẩn trên da hay viêm họng cấp. Ngoài tiểu máu bệnh nhân còn xuất hiện triệu chứng sốt, đau vùng thắt lưng, phù trắng mềm ấn lõm, thiểu niệu hoặc vô niệu, huyết áp tăng.
☑️ Viêm cầu thận mạn: Bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng phù, huyết áp tăng, tiểu máu vi thể, tiểu ra protein, xét nghiệm thấy chức năng thận giảm.
☑️ Viêm thận-bể thận cấp: Thường do nhiễm khuẩn ngược dòng hay có tình trạng ứ đọng nước tiểu, bệnh nhân xuất hiện sốt cao rét run, đau vùng thắt lưng, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu nhưng không đau, tiểu ra nước tiểu đục .
☑️ Bệnh thận đa nang: Có thể một số trường hợp tiểu ra máu, đau thắt lưng, xét nghiệm thấy ure huyết tăng.
☑️ Tắc mạch thận: Là nguyên nhân hiếm gặp, bệnh nhân xuất hiện triệu chứng đột ngột đau thắt lưng một bên, tiểu ít, tiểu máu.
☑️ Ung thư thận: Bệnh nhân bị ung thư thận thường tiểu ra máu với lượng lớn, tiểu máu cách hồi, tiểu ra máu nhưng không đau hay không có dấu hiệu rối loạn tiểu tiện. Có thể tiểu máu bất kỳ khi nào không liên quan tới vận động hay không.
☑️ Chấn thương vùng thắt lưng hay vùng thận: Gây tổn thương thận, có thể vỡ thận.
☑️ Bệnh sán máng ở bể thận: Do ký sinh trùng gây ra, gây ra tiểu ra máu, tiểu khó, tiểu rắt. Sau đó có thể dẫn tới viêm thận bể thận.
☑️ Bệnh thận IgA: Thường thấy ở người trẻ tuổi, xuất hiện tiểu máu cả hai bên niệu quản.
Đường tiết niệu bị viêm nhiễm do các tác nhân vi khuẩn xâm nhập vào bên trong gây ra tổn thương các niêm mạc. Vi khuẩn E.coli: là một vi khuẩn điển hình nhất ở ruột gây ra. Ngoài ra, còn có sự góp mặt của các vi khuẩn khác như: Klebsiella species, Proteus, tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, nấm, … Biểu hiện của bệnh nhân mắc bệnh viêm đường tiết niệu là có dấu hiệu đi tiểu buốt, có thể tiểu ra máu mà không thấy đau.
Bên cạnh đó một số nguyên nhân như :
☑️ Phì đại tuyến tiền liệt và ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới cao tuổi: Bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng như đi tiểu khó, tiểu phải rặn, tiểu không hết bãi, tiểu đêm nhiều lần, có thể bí tiểu.
☑️ Polyp niệu đạo: Thường thấy ở nữ giới, xuất hiện tiểu máu ở đầu bãi, muốn chẩn đoán cần phải tiến hành soi niệu đạo.
Điển hình nhất là viêm tuyến tiền liệt, ung thư tuyến tiền liệt,… Bệnh chuyển qua giai đoạn viêm nhiễm mãn tính, xuất hiện các khối u xơ hoặc tồn tại nhân tố gây ra ung thư. Đây là các bệnh lý nguy hiểm có xuất hiện triệu chứng tiểu ra máu nhưng không đau.
Vì vậy các quý ông cần chú ý tới sức khỏe của mình, có triệu chứng bất thường cần đi khám ngay. Không nên bỏ mặc lâu ngày sẽ khó điều trị, gây ra những hậu họa khôn lường tới sức khỏe người bệnh.
Bệnh đái tháo đường và thiếu máu cũng có thể gây nên triệu chứng đi tiểu ra máu không đau.
Tiểu ra máu nhưng không đau nếu chủ quan và không đi chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến biến chứng của bệnh ung thư nguy hiểm như:
☑️ Ung thư thận: Những biểu hiện như dòng nước tiểu nhỏ, bị ngắt quãng. Khi đi tiểu, có hiện tượng đi tiểu ra máu những không đau, tuy nhiên lượng máu khá nhỏ chỉ có thể phát hiện khi phân tích nước tiểu.
☑️ Ung thư bàng quang: Theo số liệu thống kê thì có tới 70% trường hợp mắc bệnh ung thư bàng quang có dấu hiệu đi tiểu ra máu không đau.
☑️ Ung thư tuyến tiền liệt: Người bệnh phải để ý kỹ mới có thể phát hiện ra một lượng máu nhỏ đi ra ngoài cùng với nước.
Một số trường hợp khi đi tiểu cũng xuất hiện màu đỏ nhưng không phải tiểu ra máu, nên chú ý để phân biệt với tình trạng tiểu ra máu nhưng không đau thực sự bao gồm:
✔️ Do ăn các loại thức ăn như củ cải đỏ, kẹo...
✔️ Sử dụng một số loại thuốc: Kháng sinh rifampicin và metronidazole, nitrofurantoin, phenothiazin, phenolphthalein, desferrioxamine...
✔️ Có hiện tượng tan máu trong lòng mạch: Xuất hiện hemoglobin niệu ví dụ như tai biến truyền máu.
✔️ Những trường hợp chấn thương phần lớn cơ vân, tiêu cơ vân xuất hiện myoglobin niệu.
✔️ Có urat trong nước tiểu nước tiểu màu cam đậm
✔️ Trường hợp tăng bilirubin máu: Nước tiểu sậm màu.
✔️ Nước tiểu lẫn máu: Gặp ở phụ nữ đang trong chu kỳ kinh nguyệt.
Tiểu ra máu nhưng không đau không phải là một bệnh mà nó là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý liên quan tới hệ tiết niệu hay ngoài hệ tiết niệu. Vì vậy khi có tiểu máu cần tới cơ sở y tế để khám và tìm nguyên nhân gây bệnh để điều trị.
☑️ Phương án điều trị bằng thuốc
Nếu máu ra quá nhiều có thể truyền thêm máu cho bệnh nhân;
Dùng thuốc cầm máu: Transamin dùng cho đường uống hoặc truyền qua tĩnh mạch (lưu ý tuân theo chỉ định của bác sĩ);
Nếu xuất hiện dấu hiệu nhiễm trùng, có thể dùng kháng sinh;
Tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh sẽ phối hợp điều trị kèm theo thuốc khác.
☑️ Phương án phẫu thuật
Nếu đi tiểu ra máu là kết quả của một bệnh lý nghiêm trọng, như xuất hiện tình trạng cục máu gây tắc nghẽn đường tiết niệu thì cần phải can thiệp bằng cách loại bỏ máu đông, máu cục tại bàng quang để lưu thông rồi tiếp tục tiến hành điều trị, tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh.
Là một trong những phòng khám hướng tới tiêu chuẩn quốc tế ở Biên Hòa - Đồng Nai. Phòng Khám Đa Khoa Hồng Phúc Biên Hòa được biết đến là một địa chỉ y tế chữa tiểu ra máu nhưng không đau ởBiên Hòa - Đồng Nai uy tín, có cơ sở khang trang, hiện đại.
Để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây nên tình trạng tiểu ra máu, bệnh viện đã đầu tư, trang bị đầy đủ các thiết bị y tế, phục vụ cho công tác khám và điều trị bệnh phụ khoa. Các thiết bị y tế từ dụng cụ khám lâm sàng đến các máy móc giúp phát hiện và điều trị bệnh như máy siêu âm 2D, 3D, siêu âm 4 chiều, phòng tiểu phẫu, mổ,… giúp phát hiện chính xác bệnh để có thể điều trị kịp thời.
Đội ngũ bác sĩ đều là những người giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, từng tham gia công tác khám chữa bệnh tại các bệnh viện đầu ngành. Ngoài ra, bệnh viện còn hợp tác với đội ngũ bác sĩ quốc tế giúp chẩn đoán chính xác nguyên nhân và xây dựng phác đồ điều trị hiệu quả, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của đông đảo người dân.
Nhìn chung bài viết đã chỉ ra những điểm bất thường người bệnh có thể gặp phải đối với biểu hiện đi tiểu ra máu nhưng không đau. Bạn có thắc mắc gì cần được hỗ trợ vui lòng liên hệ đến Phòng Khám Đa Khoa Hồng Phúc Biên Hòa qua số hotline 0251.381.9288 hoặc ấn vào bảng chat đầu bài viết để được tư vấn cụ thể miễn phí.